Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

VĂN HÓA TRONG ĐỜI SỐNG

1. Văn hóa ăn uống
 Câu chuyện thứ nhất: Bữa tiệc Buffet

Hôm ấy, nhân kỷ niệm ngày....., và nhân một chuyến du lịch.
Tiệc buffet nói theo kiểu "Người Việt Nam nói tiếng Việt Nam" thì đó là một bữa ăn tự chọn. Tự chọn thì cứ tự lấy cho mình thôi, sao lại cứ lấy giùm, lấy luôn "một thể" cho người khác (mà chắc gì họ đã có ý định ăn món đó). Thế là nài nhau ăn phụ cho hết. Nhà hàng chuẩn bị rất nhiều món ăn, tất nhiên để phục vụ cho rất nhiều đối tượng: ai thích ăn rau, có: gỏi, salad; ai không ăn được thịt bò thì cứ việc ăn cá; ai kiêng cữ hải sãn thì ăn thịt heo, thịt gà... Món ăn rất phong phú và đa dạng giúp cho thực khách dễ dàng chọn món hợp khẩu vị nhưng cũng khiến cho nhiều người lâm vào cảnh lỡ lấy rồi (mà lấy thật nhiều mới chết chứ) nhưng nuốt không nổi đành phải bỏ thừa bỏ mứa. Thật ái ngại cho họ khi những nhân viên dọn bàn "xỉa" vào họ những ánh nhìn thiếu thiện cảm. Chưa hết, những món ngon thì giành nhau, lấy cho thỏa... chẳng đoái hoài gì đến những người còn đang chờ ở phía sau.
Một vài nơi có cảnh báo "bỏ thừa thức ăn sẽ bị phạt". Xem ra họ không biết đọc những chữ này và cứ ... "vô tư đi"

Mới đây, trên một tờ báo, đề cập đến vấn đề này,  tác giả bài viết đã giật một cái tiêu đề thật "ấn tượng khó phai": "NGỒI XỔM" TRONG TIỆC BUFFET. Sao mà chua cay thế
Ông bà ta có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Học ăn là bài đầu tiên đó.

2.Văn hóa ứng xử
Chuyện thứ nhất: Quyền lợi

Có rất nhiều chuyến xe cùng xuất phát tại một bến và đến cùng một điểm. Để dễ quản lý, nhà tổ chức đã đánh số cho từng xe và phân chia ai sẽ lên xe nào. Nhưng đến giờ G, mọi chuyện diễn ra không đúng như dự định. Những người ở gần, đến sớm, họ tranh thủ nhảy lên xe trước và bắt đầu xí chỗ. Hồi xưa xếp hàng mua hàng ở mậu dịch quốc doanh, người ta lấy cục gạch, cái nón lá đặt vào hàng, thay cho một người đứng xếp hàng. Còn ngày nay họ đặt cái túi du lịch giữa lằn ranh của 2 chiếc ghế cùng hàng. Ai lên sau tự hiểu nhé:
Có chủ rồi đấy (dù chả biết họ là ai). Một số người lầm bầm, tiến về những hàng ghế sau. Nhưng cũng có vài người không chịu lép. Có tên ở xe này nhưng họ vẫn nhảy lên xe kia vì bên ấy còn chỗ tốt. Nhà tổ chức đau đầu vì điểm danh hoài mà vẫn thấy thiếu mặt (họ có mặt ở đấy đâu). Thế là lại phải gọi điện sang xe kia xem có ở bên đó không.
Ở chốn đông người thì cái tôi được thể hiện rõ nhất

Chuyện thứ 2: Giơ tay biểu quyết
Cuộc họp đi vào hồi cuối, chủ tọa dõng dạc: "nào bây giờ chúng ta sẽ chọn ra 2 người tiêu biểu nhất đề nghị cấp trên khen thưởng nhé" (sao lại 2 người nhỉ, thì chỉ tiêu chỉ có thế, phòng nào đông nhân viên hơn thì được chọn 3 người. Ối giời
). Có một ai đó cất giọng: "tôi thấy phòng ta có anh X, chị Y là xứng đáng nhất". Chủ tọa tiếp lời: "ai đồng ý thì giơ tay lên" và bắt đầu đếm: "một, hai". Lúc đầu chỉ có thế, nhưng rồi từ từ một vài cánh tay khác ngập ngừng giơ lên (người ta đang nhìn mình kìa, không giơ cũng thấy kỳ ??????)
Và tiếp: "năm, sáu, bảy, tám,.... chín, chị Z thì sao, có đồng ý không. Mười. Như vậy  mười trên mười chín là quá bán (hơn 1/2) rồi. Thư ký ghi vào biên bản nhé". Buổi họp kết thúc.
Những người tự ép lòng để giơ tay nét mặt cứ đăm đăm. Những người được bầu chọn cũng chẳng hớn hở chút nào. Ai đáng trách đây


3.Văn hóa giao thông
Chuyện thứ nhất: Trông người mà nghĩ đến ta

7/2011, đến Thái Lan lần thứ 2. Đường xá ở Bangkok so với hồi 2003 cũng chẳng có nhiều thay đổi. Vẫn xe "bốn bánh" là chủ yếu và nhiều vô kể như ngày nào.  Trên đường phố, hầu như chẳng nghe thấy tiếng còi xe. Bác tài chỉ bấm còi khi muốn báo hiệu sự nguy hiểm mà thôi. Ở Pattaya, những ngày mới đến, mỗi khi đứng gần trụ đèn giao thông tôi thường nghe những tiếng "tít tít" lên hồi. Thì ra cái trụ này nó "thông minh" lắm, nó nhắc: bạn muốn sang đường thì hãy bấm vào nút xin đường ờ ngay tầm với. Có nhiếu bác tài tinh ý, cứ thấy đám đông đứng ngập ngừng ngay vạch kẻ sang đường là tự động dừng lại và ngoắc tay báo hiệu cho đoàn người qua một cách thong thả.
 "Đặc sản của Thái Lan" là kẹt xe (như lời anh hướng dẫn viên). Nhưng cái sự kẹt ấy vẫn có nhiều điều khiến tôi suy ngẩm. Đứng trên tầng xoay của tòa nhà Baiyoke II - tòa nhà cao nhất nước Thái nhìn xuống, những chiếc xe đang mắc kẹt vẫn chậm rãi nhích từng chút một. 3-4 làn xe vẫn ngay hàng thắng lối, không kề có chiếc nào lách lên.
Đất nước nào, thời đại nào cũng đều có luật, nhưng tại sao phần lớn những người điều khiển phương tiện giao thông ở Việt Nam lại không thực thi luật một cách nghiêm túc được nhỉ. Trong đám kẹt xe hỗn độn, họ tìm mọi cách chen lên những khoảng trồng còn có thể lách vào được, dù chỉ một bánh xe (rồi còn cãi cọ và ẩu đả), tranh thủ phóng thất nhanh qua đèn vàng trước khi đèn đỏ bật sáng, lấn tuyến để mong được đi trước người khác (mà chưa chắc đã đến đích trước, vì....)
Tại ai, tại cái gì ????? tất cả là do ý thức con người mà thôi
08:41 11 thg 9 2011

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.